Những cơn đau quý ông không được bỏ qua

1 - Đau bất thần ở háng (sudden groin pain), đôi khi thấy sưng.

Nhiều triển vọng là tinh hoàn bị xoắn (testicular torsion). Bình thường các tinh hoàn của đàn ông được dính vào cơ thể nhờ các dây tinh trùng chạy vào trong bụng và các “neo thịt” (fleshy anchors)ở gần bìu dái (scrotum). Đôi khi vì khuyết tật bẩm sinh các “neo thịt” bị thiếu làm cho một trong hai dây tinh trùng xoắn lại gây nghẽn mạch máu nên máu không xuống tinh hoàn được. Theo bác sĩ Jon Pryor thuộc Đại học Minnesota thì nếu giải phẫu kịp thời (trong vòng 4 tới 6 giờ đầu) thì có thể cứu tinh hoàn được, nhưng nếu để quá trễ (sau 12 tới 24 tiếng) thì nhiều triển vọng tinh hoàn phài cắt bỏ

Một nguyên nhân gây đau háng khác là mào tinh hoàn ( epididymis) bị nhiễm khuẩn (mào tinh hoàn là nơi tồn trữ tinh trùng)

Chẩn đoán: Bác sĩ sẽ khám và có thể cho làm siêu âm. Nếu nhiểm khuẩn thì uống thuốc kháng sinh sẽ hết. Nếu xoắn tinh hoàn thì bác sĩ sẽ giải phẫu để chỉnh lại dây tinh trùng và làm “neo” nhân tạo bằng cách khâu vài mũi gần bìu dương vật (scrotum)

2 - Đau nhiều ở lưng (severe back pain): Nếu đau lưng nhiều vì vận động mạnh thì chườm nóng, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau bán tự do sẽ bớt. Nếu không thì theo bác sĩ Sigfried Kra thuộc Đại học Yale đó có thể là dấu hiệu của bệnh phình mạch (aneurysm). Đặc biệt nguy hiểm là phình mạch nơi bụng, tức là động mạch ngay phía trên thận bị suy yếu.

Một nguyên nhân khác kém nguy hiểm hơn là sạn thận. Trong trường hợp này người bệnh sẽ thấy đau ... đến chết được
Chẩn đoán: Chụp CT scan với chất mầu (dye) cản tia X chích vào tĩnh mạch sẽ cho biết kích cỡ và hình dạng chỗ phình. Sau đó chữa tri bng thuốc hạ huyết áp hoặc bằng phẩu thuật để ghép đoạn mạch nhân tạo

3-Đau dai dẳng ở bàn chân hay cẳng chân (persistent foot or shin pain)
stressfractureanatomy
Đau dai dẳng phiá trên bàn chân hay phía trước cẳng chân, khi ngồi nghỉ cũng đau mà khi đi thì lại đau nhiều hơn. Đây có thể là gẫy xương do stress (stress fracture). Xương, cũng như các mô khác trong cơ thể, tự tái sinh liên tục. Nhưng nếu chúng ta luyện tập quá sức đến nỗi các xương không có cơ hội tự chữa lành thì gãy xương do stress sẽ xẩy ra. Cuối cùng xượng có thể suy yếu vĩnh viễn.
Chẩn đóan" Chụp tia X với chất mầu phóng xạ sẽ cho thấy vết nứt Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng đi lại cho tới khi xương lành. Trong trường hợp tê hơn, bạn sẽ phải băng bột trong nhiều tuần lễ

4- Đau dữ dội nơi bụng ( sharp pain in the abdomen)
Vì vùng cơ thể từ xương sườn xuống tới hông có đầy nghẹt những cơ quan, nên đau nơi bụng có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng, hay viêm túi mật. Cả ba truờng hợp đều chung một nguyên nhân: có cái gì đó làm cơ quan liên hệ bị trục trặc, dẫn đến viêm khuẩn ( nfection) có thể gây tữ vong
Túi mật=gallbladder; Tụy tạng= pancreas
Chẩn đoán: Nếu đau ở phần bụng dưới bên tay mặt và số đếm tế bào máu trắng tăng thì có nhiều triển vọng là viêm ruột thừa. Đau ở bụng trên với số đếm tế bào máu trắng cao thì thường ra là viêm túi mật. Còn nếu đau dưới xương ức và một số enzim trong máu tăng cao thì thủ phạm có thể là viêm tuy tạng.

5 - Đau ngực thoáng qua (transient chest pain)

Cơn đau dữ dội chợt tới rồi biến mất sau đó bạn lại cảm thấy bình thường. Đây có thể là vì ăn không tiêu, mà cũng có thể là bạn đã lên cơn đau tim (heart attack). Bác sĩ John Stamatos giám đốc North Shore Pain Services nói “ Mặc dầu cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng lại có thể là dấu hiệu của một điều gì nghiêm trọng”. Tại sao vậy? Một cục đông máu có thể đã nằm trong một đoạn hẹp của động mạch vành và chặn không cho máu chảy tới một phần tim . Bạn không nên chần chờ mà phải gọi ngay cấp cứu vì 50 phần trăm trưng hợp tử vong vì nhồi máu cơ tim xẩy ra trong vòng 3 ti 4 tieng61 sau khi các các triệu chứng đầu tiên xuất hiện

Chẩn đoán: Thử máu để kiểm tra chất chỉ điểm (markers) mô tim bị tổn thương.

Cách chữa : tạo hình mạch (angioplasty) hoặc nối tắt mạch máu (bypass)

6- Đau chân và xưng (leg pain with swelling)

Đây có thể là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT). Bạn cảm thấy đau nơi bắp chân, sờ vào thấy sưng và mềm mà nóng ấm. Điều này có thể xẩy ra khi bạn ngối yên một chỗ lin cả 6 tiếng hay hơn. Máu dồn xuống chân và đóng cục. Khi cục máu đông đủ lớn nó sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Bác sĩ Stamatos khuyên “Bạn chớ có xoa bóp chân vì như thế cục đông máu có thể bị đẩy lên phổi gây nguy hại cho bạn”

Chẩn bệnh: Làm tĩnh mạch đồ bằng cách chích vào tĩnh mạch một chất mầu rồi chụp tia X. Bác sĩ sẽ dùng thuốc làm tan cục đông máu hoặc trang bị cho các tĩnh mạch dễ bị nghẹt những cái lọc để chặn cục đông máu.
7- Đau khi đi tiểu (painful urination)
Khi tiểu bạn thấy đau rát và nước tiểu có màu rỉ sắt (vì có máu)
Đây có thể là triệu chứng nhiểm khuẩn bàng quang
Trường hợp tệ hại nhất là ung thư bàng quang (bladder cancer), loại ung thư đứng hàng thứ tư của nam giới. Hút thuốc lá là yếu tố rủi ro lớn nhất. Nếu được chẩn đoán sớm thì bệnh có 90% được chữa khỏi..
Chẩn đoán- Phân tích nước tiểu., sau đó luồn ống soi để nhìn bên trong bàng quang. Khối u sẽ được trị bằng phẫu thuật, bức xạ hay hoá tri

10 vấn đề sức khỏe nam giới không nên bỏ qua

Vương Linh

Đàn ông có nguy cơ mắc các bệnh nặng cao hơn phụ nữ, từ tim mạch tới ung thư. Nhưng hầu hết nam giới lại rất ngại đi khám nên cơ hội phát hiện sớm bệnh và chữa khỏi càng thấp.
Theo Mirror, các chuyên gia y tế khuyến cáo, phái mạnh không nên bỏ qua những kiểm tra về sức khỏe dưới đây:

1. Huyết áp

Lý do: Một phần tư số người trung niên bị huyết áp cao. Nếu không điều trị, hiện tượng này có thể dẫn tới bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.
Dấu hiệu cảnh báo: Cách duy nhất để biết bạn có gặp vấn đề này không là đi khám, đặc biệt quan trọng nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh này.
http://rds.yahoo.com/_ylt=A2KJkewLQKdOGHYAdf6jzbkF;_ylu=X3oDMTBpcGszamw0BHNlYwNmcC1pbWcEc2xrA2ltZw--/SIG=12qub4337/EXP=1319612555/**http:/www.highbloodpressureinfo.org/blood-pressure-reading-chart.html
Cách khám: Rất đơn giản, bác sĩ sẽ đo huyết áp cho bạn bằng dụng cụ chuyên dụng và cho bạn lời khuyên cần thiết.

2. Ung thư tuyến tiền liệt

Lý do: Đây là bệnh ung thư hay gặp nhất ở nam giới. Đàn ông trên 50 tuổi nên đi khám định kỳ bệnh này.
http://rds.yahoo.com/_ylt=A2KJkIfhQKdOCgMAXw.jzbkF;_ylu=X3oDMTBpcGszamw0BHNlYwNmcC1pbWcEc2xrA2ltZw--/SIG=12mp4o20c/EXP=1319612769/**http:/medicineworld.org/cancer/prostate/prostate-cancer-blog.html
Dấu hiệu cảnh báo: Khó đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên hơn và đau ở lưng hoặc vùng hông. Khi bệnh tiến triển có thể gây ra hiện tượng liệt dương.
Cách khám: Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng đồng thời thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra mức tăng của hoóc môn tuyến yên. Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng, giúp đưa ra phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

3. Ung thư tinh hoàn

Lý do: Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới dưới 35 tuổi. Đây cũng là bệnh dễ chữa nhất nếu phát hiện sớm.
http://rds.yahoo.com/_ylt=A2KJkIZ4QadOLAcAfLajzbkF;_ylu=X3oDMTBpcGszamw0BHNlYwNmcC1pbWcEc2xrA2ltZw--/SIG=11tulpak7/EXP=1319612920/**http:/www.khamchuabenh.com/read.php?59
Dấu hiệu cảnh báo: Bất cứ hiện tượng nào khác thường: Sưng hay có một u cứng bằng hạt đậu trên tinh hoàn hoặc bị nhức, đau nhói ở vùng này. Bạn có thể tự kiểm tra thường xuyên, đặc biệt nếu bạn từng bị tinh hoàn lạc chỗ hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.
Cách khám: Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn siêu âm hai tinh hoàn và có thể làm thêm xét nghiệm máu để xác định mức tăng cụ thể của loại hoóc môn có thể dẫn đến loại ung thư này.

4. Bệnh tiểu đường

Lý do: Có hàng triệu nam giới có thể mắc bệnh tiều đườbg loại 2 mà không biết. Nếu không được chẩn đoán kịp thời và tầm soát hiệu quả, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng phức tạp, như đau tim, suy thận, đột quỵ, mù và phải cắt cụt chân tay.
Nam giới nên khám bệnh này nếu họ có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, bao gồm béo phì, vòng eo to, hơn 40 tuổi và có người thân mắc bệnh này.
Dấu hiệu cảnh báo: Hay khát nước, mệt mỏi và giảm cân. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lại không có các triệu chứng trên.
Cách khám: Bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để đo mức đường glucoz trong máu. Mức này cao chứng tỏ bạn bị bệnh.

5. Cholesterol cao

Lý do: Cholesterol cao là một trong những yếu tố chính gây các bệnh tim mạch, dẫn tới xơ cứng động mạch.
Dấu hiệu cảnh báo: Không có triệu chứng, nhưng nếu bạn ăn theo chế độ giàu chất béo bão hòa, thừa cân hay trong gia đình có người bị tim mạch, bạn nên đi khám.
Cách khám: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo mức cholesterol của bạn.

6. Ung thư da

Lý do: Số lượng nam giới chết vì ung thư da đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua. Mặc dù phụ nữ được chẩn đoán mắc u hắc tố nhiều hơn, nhưng căn bệnh nguy hiểm nhất về da là ung thư lại giết chết nhiều nam giới hơn vì họ có khuynh hướng đi khám chữa muộn.
Dấu hiệu cảnh báo: Thay đổi kích thước và màu sắc của nốt ruồi, ngứa, chảy máu...
Cách khám: Sinh thiết da sẽ giúp bạn phát hiện loại ung thư này.

7. Vòng eo

Lý do: Hiện nay, kích thước vòng eo được cho là chỉ số xác định nguy cơ về sức khỏe chính xác hơn là cân nặng hay chỉ số khối cơ thể BMI. Quá nhiều chất béo ở khoảng giữa cơ thể sẽ tăng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Dấu hiệu cảnh báo: Quần áo bắt đầu trở lên chật.
Cách kiểm tra: Đơn giản, chỉ cần đo vòng eo - điểm giữa xương sườn thấp nhất và xương hông của bạn. Nếu số đo này trên 94cm đối với nam giới là quá cao. Hãy đi khám sức khỏe tổng quát hoặc xin lời tư vấn của bác sĩ.

8. Bệnh nhiểm khuẩn Chlamydia

Image Detail
Lý do: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây sang bạn đời và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người nữ.
Dấu hiệu cảnh báo: Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hay xuất tinh nhưng đôi khi người bị bệnh cũng không có triệu chứng gì.
Kiểm tra: Nếu bạn từng quan hệ tình dục không an toàn và chưa bao giờ làm xét nghiệm kiểm tra chlamydia, nên đi khám và test tại một phòng khám chuyên khoa.

9. Bệnh nhãn áp cao

Lý do:. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn và nếu không điều trị có thể dẫn tới mù. Nếu bạn hơn 40 tuổi, bị bệnh tiểu đường và chứng đau nửa đầu, nhìn kém hay có người thân mắc bệnh này, thì nguy cơ của bạn rất cao.
Dấu hiệu cảnh báo: Việc tăng nhãn áp sẽ diễn ra chậm và mất thị lực từ từ, vì vậy người ta thường không nhận ra cho tới khi gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc nhìn.
Cách khám: Các bác sĩ nhãn khoa sẽ đo nhãn áp cho bạn bằng một loại máy đặc biệt trong vài phút.

10. Ung thư ruột

Lý do: Đây là "kẻ giết người thầm lặng" đứng thứ hai trong các bệnh ung thư và có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm.
Dấu hiệu cảnh báo: Chảy máu ở hậu môn, thay đổi trong thói quen của đường ruột, như táo bón hoặc tiêu chảy, trở nên nặng hơn hoặc kéo dài trên 2 tuần, đau bụng hoặc khó chịu kéo dài trên 2 tuần, giảm cân không rõ nguyên nhân...
Cách khám: Bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra trực tràng và quyết định làm những xét nghiệm cần thiết khác. Bệnh này cần đi khám ngay. Những người trên 60 tuổi nên tham gia sàng lọc ung thư ruột định kỳ.